(Tỳ kheo ni Minh Túc)
Chúng ta đang sống trong giai đoạn phát triển vượt bậc của thời đại công nghệ thông tin toàn cầu hóa. Nhu cầu đời sống vật chất tăng trên đà cấp số nhân. Phương tiện thông tin đại chúng đang phải làm sao đáp ứng nhu cầu của con người. Song song với sự tiến hóa là mặt trái của sự suy thoái đạo đức. Đạo đức học đường ngày xuống dốc quá nhanh. Ngành giáo dục tập trung vào kiến thức, thành tích và hướng tuổi trẻ đặt nặng học vị, bằng cấp. Xu thế hiện đại như vậy, đời sống của người xuất gia giữ Giới là mẫu mực trong việc giáo dục đạo đức cho xã hội vì Giới chính là nền tảng căn bản của đạo đức Phật giáo.
“Sīla” hay Giới trong văn học Pāli nghĩa là đạo đức, nhân cách, Giới là phương thức của tâm và ý thể hiện qua lời nói, việc làm. Giới là nền tảng cuả tất cả giá trị, đạo đức, sự thành tựu trong quá trình thiền định và đạt đến trí tuệ.
“Này Xá Lợi Phất, Như Lai nói đúng lúc, tùy căn cơ. Người thầy sẽ không quy định bất kỳ điều luật nào cho những học trò của mình. Cũng vậy, ta cũng chỉ giảng nói Giới luật cho đến khi nào không còn những phần tử xấu là nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm còn xuất hiện trong tăng đoàn. Đây là câu trả lời của Đức Thế Tôn để trấn an tôn giả Xá Lợi Phất khi hỏi đức Phật vì lo lắng tăng đoàn có thể sẽ bị tổn hại nếu Giới luật không được quy định đúng lúc. Xá Lợi Phất còn thưa thỉnh thêm cùng đức Thế Tôn tại sao những lời dạy chư Phật quá khứ đều mai một và diệt vong.
Trong bia ký của vua A Dục còn ghi khắc lại rằng vào tuần thứ sáu, Sau bảy ngày tại cây Mucalinda, Đức Phật di chuyển đến cây Rajayatana gần chánh điện Bồ Đề Đạo Trang bang Bihar, Gaya ngày nay của đất nước Ấn Độ. Ở đây, Ngài ngồi dưới gốc cây và an trú trong niềm an lạc của quả vị A La Hán trong bảy ngày. Vào lúc đó, hai anh em thương gia, Tapussa và Bhallika, từ Ukkala ở Miến Điện( Myanmar) đã gặp Đức Phật. Họ dâng cúng dường Ngài bánh bột gạo và mật ong. Họ đã trở thành những cư sĩ Phật tử đầu tiên. Họ đã cầu xin Đức Phật cho một vật thể để tôn thờ và lễ bái. Do đó, Đức Phật xoa đầu của Ngài và cho họ tám sợi tóc. Hai anh em nhà thương gia trở về quê quán Miến Điện của họ với di tích là những sợi tóc quý báu, Những sợi tóc này sau đó được nhà vua trân trọng cất giữ trong chùa Shwedagon tại Yangon, Miến Điện. Bia ký ghi rõ lúc này mới có “Nhị Bảo” là Phật Bảo và Pháp Bảo. Sau khi thành đạo, Đức Phật đi đến thành phố Ba La Nai gần lưu vực sông Hằng, tại vườn Nai đức Phật gặp lại những người bạn đồng tu tại khổ hạnh lâm là 5 anh em Kiều Trần Như, tại xứ chư thiên đọa xứ này (Varanasi) đức Phật thuyết Kinh Chuyển Pháp Luân hay Pháp Tứ Diệu Đế, đó là bài pháp đầu tiên trong lịch sử Phật giáo. Tam Bảo bắt đầu có từ đó. Phật Bảo là Thích Ca Mâu Ni, Pháp Bảo là bài kinh Chuyển Pháp Luân và Tăng Bảo là 5 anh em Kiều Trần Như.
Trong lời dạy của Đức Phật “Này chư Tỳ kheo, hãy ra đi. Hay đi mỗi người một hướng, hãy đi vì lợi ích cho chư thiên và loài người, đừng đi hai người một hướng”. Lời dạy của Đức Phật nói lên vai trò hết sức quan trọng của chư tăng trong việc giáo hóa . Vai trò của tăng đoàn, người thay thế Phật duy trì Phật Pháp thiết yếu như vây.
Với đặc tính của Giới (sila) là biệt biệt giải thoát, chúng ta giữ được Giới nào sẽ hưởng sự an tịnh tâm Giới đó. Kinh Nhất Dạ Hiền Dạ Đức Phật dạy chúng ta hãy chánh niệm và sống hiện tại lạc trú cùng lời di giáo của Đức Phật lấy Giới làm Thầy nên trãi qua trên 2.500 năm Đạo Phật vẫn tồn tại cho dù thời gian vô cùng, không gian vô tận. Chính nhờ sự hòa hợp của tăng đoàn và sự hành trì Giới nghiêm mật. Thông điệp này nhấn mạnh, có 3 điều quan trọng :
Thứ nhất, tầm quan trọng của Giới đối với tu sĩ Phật giáo, không có Giới luật, tăng đoàn không tồn tại, Không có tăng đoàn, luật tạng không sớm thì muộn mất hết và Giới cuối cùng trong luật tạng mất khi và chỉ khi Phật giáo cuối cùng hủy diệt.
Thứ hai, Giới cần phải được chính đức Phật chế định. Đức Phật mới chính là vị thầy duy nhất chế Giới, mỗi tăng sĩ phải tuân thủ đó là chúng ta đang nghĩ về Đức Phật.
Vấn đề thứ ba chúng ta nhận thấy ở đây Giới được chế định chỉ sau khi có sự sai phạm, nghĩa là Đức Phật tùy phạm, tùy chế. Như vậy Giới được bắt nguồn từ kinh nghiệm và đặt nền tảng trên sự thực hành ngõ hầu tránh những hành vi thái độ xấu có hại cho chính mình và những người xung quanh trong tương lai. Điều này có nghĩa cùng một thời gian như nhau, nếu Giới chỉ là quy định cho mỗi hành vi tạo tác sai lầm từng mỗi cá thể thì không thể tồn tại hệ thống của Luật Tạng Phật giáo.
Phật giáo lưu bố khắp năm châu từ chiếc nôi Ấn Độ. Đạo Phật trở thành một phép sống hiện tại chính nhờ nương vào Giới làm thước đo mẫu mực. Giữa dòng quay của thời đại công nghệ chạy theo đồng tiền do đó con người nếu không hướng đến tương lai thì cũng truy tìm quá khứ. Giới là bước đi đầu tiên trên con đường làm Phật, chính Giới đưa đến giác ngộ, giải thoát.
Trong kinh Milinda vấn đáp (Milindapañha) Ngài Na Tiên Tỳ kheo (Nāgasena) tuyên bố Giới là đặc trưng của nền tảng đạo đức. Tại tinh xá đầu tiên Bình Sa Vương dâng cúng đức Phật cùng tăng đoàn làm trú xứ tu tập, đức Phật đã dạy bài kinh đúc kết trong 3 ý không làm các việc ác, gắng làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch. Câu kệ mới nghe tưởng chừng đứa bé 3 tuổi cũng thuộc, nhưng người già 80 biết làm đã xong chưa. Dễ thuộc, nhưng khó thực hành vì giữ tâm ý trong sạch chính là đang thọ trì Giới cho nên Thanh Tịnh Đạo Luân (Visudddhimagga) khẳng định nếu một người thực thi Giới là bắt đầu của ý chí ngay hiện tại để tránh xa giết hại, trộm cắp, tà dâm , nói dối.
Thấy được tầm quan trọng của Giới và vai trò của tăng đoàn trong việc giáo dục đạo đức Phật giáo. Mỗi tăng sĩ trẻ sơ tâm xuất gia cần cầu ý chí vô thượng sĩ, cần cầu Giới và giữ Giới, chúng ta thấy được công lao của chư vị tôn túc thành lập Giới trường truyền trao Giới pháp và tuyển chúng ta làm Phật. Bốn kỳ kiết tập kinh điển trong lịch sử Phật giáo, luật tạng cũng được trùng tuyên để lưu giữ cho đến ngày nay. Giới phải được hiểu và có thể lãnh hội khi và chỉ khi một người đi vào nghiên cứu toàn diện sâu sắc tất cả thuật ngữ Giới luật, đó chình là chìa khóa để hiểu sự phát triển cũng như lịch sử của Giới luật Phật Giáo.
Tổng lượng truy cập : 310.988 Truy cập
Đang trực tuyến : 1 Phật tử
Tổng số video : 95 Video
Tổng số lượt xem video : 45.451 Lượt xem